-1901) – Một nhân vật tiên phong với tinh thần độc lập từ thuở sớm.

Fukuzawa Yukichi là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà báo nổi tiếng người Nhật, người đã gắn liền với bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc-đất nước Nhật Bản. Ông sinh ra trong một gia đình tầm thường và mồ côi cha khi chỉ mới 2 tuổi. Tuy nhiên, ông sớm có tinh thần độc lập và nề nếp giáo dục từ người mẹ. Tinh thần này đã dẫn dắt ông vào con đường học thuật và hoạt động xã hội sôi nổi. Ông đã chọn lối đi khác biệt với những người xung quanh và trở thành một nhà tư tưởng tiên phong ở Nhật Bản. Tư duy và các hành động tiên phong của ông đã có ảnh hưởng lớn lao tới các trí thức, người dân Nhật Bản đương thời, có tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của chính phủ. Tinh thần độc lập đầy lý tính của ông thấm đẫm trong các tác phẩm nổi tiếng như “Khuyến học”, “Sự độc lập của học thuật”, “Khái lược văn minh luận”…. Cuộc đời ông là sự thực hành và chứng minh tinh thần ấy.
Bài đăng: bởi Mai Nguyen với 29 lượt thích và 3 lượt Share > link https://facebook.com/100054073694107
FUKUZAWA YUKICHI-MỘT CON NGƯỜI SỚM CÓ TINH THẦN ĐỘC LẬP
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà báo nổi tiếng người Nhật. Cuộc đời của ông gắn liền với bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc-đất nước Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, khép kín sang thành một quốc gia cận đại ngang tầm với các liệt cường phương Tây. Thành tựu mà ông để lại cho nước Nhật lúc đương thời và di sản để lại cho người Nhật sau khi ông qua đời rất lớn.
Những người Việt Nam đầu tiên biết đến ông có lẽ là những nhà nho có tinh thần yêu nước đầu thế kỉ 20 như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can…
Sau khi Nhật Bản thắng nhà Thanh (1894-1895) đặc biệt là sau khi thắng Nga (1904-1905), mối quan tâm của trí thức Việt Nam đối với Nhật Bản rất mạnh. Đáng tiếc là người Việt đã không chịu học tiếng Nhật để đọc xem người Nhật viết gì, nghĩ gì và học hỏi trực tiếp từ sách vở của họ. Phải chờ đến cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21, các trước tác của Fukuzawa Yukichi-một trong những nhân vật tiêu biểu của thời kì Duy Tân ở Nhật Bản mới được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi. Đó là các tác phẩm: Khuyến học, Khái lược văn minh luận, Phúc ông tự truyện.
Qua các tác phẩm này, phần nào người Việt hiểu được con người Fukuzawa Yukichi. Trong bài viết này, tôi sẽ phác thảo con người Fukuzawa Yukichi qua nét vẽ của chính ông trong “Phúc ông tự truyện” (Omega+, Phạm Thu Giang dịch, 2018).
Nếu xét hoàn cảnh gia đình thì Fukuzawa Yukichi là đứa trẻ không may mắn. Bố mẹ đều có dòng dõi võ sĩ nhưng gia cảnh tầm thường không thuộc loại giàu có, địa vị cũng không cao. Ông tự nhận là cha ông có thân phận chỉ hơn nhóm “lính quèn” vì thi thoảng được gặp lãnh chúa trong các buổi nghi lễ nhất định. Cha mẹ ông sinh được 5 người con. Khi ông 2 tuổi thì cha ông qua đời. Là một đứa trẻ mồ côi do một tay mẹ nuôi dạy, ông nếm trải mọi khó khăn nhưng sớm có tinh thần độc lập.
Tinh thần độc lập của ông và nề nếp giáo dục của người mẹ đã khiến cho anh em ông khác biệt với tất cả các trẻ em trong họ hàng và hàng xóm như chính ông thú nhận “Chúng tôi có rất nhiều anh chị em bên nội và bên ngoại. Tất cả khoảng vài chục người. Hơn nữa, trẻ con hàng xóm cũng không thiếu. Dù vậy, anh em chúng tôi cũng không thể hòa đồng với một ai”.
Khí chất mạnh mẽ và tinh thần độc lập đã sớm gây cho ông mối nghi ngờ đối với những điều mê tín. Khi ông 12, 13 tuổi, chứng kiến anh trai mình bày tỏ sự kính trọng thái quá những gì thuộc về lãnh chúa như không dám dẫm lên tờ giấy có tên lãnh chúa, ông đã phản kháng thầm trong lòng. Ông nghĩ “Đúng là chuyện vớ vẩn quá đi! Giẫm vào tờ giấy có ghi tên ông lớn chứ có phải giẫm lên đầu ông ta đâu mà sợ”. Từ chỗ coi chuyện này là ngớ ngẩn, ông đi xa hơn khi suy luận “giẫm lên tờ giấy nháp có ghi tên ông quan đã là xấu, thế còn giẫm lên tờ ghi bản vị thần thì sao?”. Tư duy này đã khiến ông có hành động táo tợn là ông đã dám mang tờ giấy có ghi bản vị thần ra nhà vệ sinh để…chùi đít! Ông lén làm điều này và thấy nó suôn sẻ, không có chuyện gì xảy ra cả. Và thế là ông đi đến kết luận anh ông đã toàn “làm những điều nhảm nhí”.
Không dừng lại ở đó ông còn đi xa hơn khi đến tận đền thờ thần Inari (thần ngũ cốc) ở nhà cha nuôi và mở ra xem bên trong thờ cái gì. Khi mở ra thấy nó chỉ là một viên đá tầm thường, ông đã lấy nó đi và thay vào một viên đá khác. Tương tự, ông tiếp tục đánh tráo mảnh gỗ là thần thể ở đền thờ của nhà ông Shimomura. Ông khoái chí chứng kiến cảnh người khác kính cẩn lễ bái mảnh gỗ mà không hề biết đó chẳng qua chỉ là mảnh gỗ mà ông đã lén bỏ vào.
Chính tinh thần độc lập đầy lý tính đó về sau đã dẫn dắt ông vào con đường học thuật và hoạt động xã hội sôi nổi. Ông đã chọn lối đi khác biệt với những người xung quanh: không trở thành võ sĩ mà thoát khỏi phiên để học tiếng Hà Lan. Khi thấy tiếng Hà Lan không còn đắc dụng ông kiên quyết chuyển sang học tiếng Anh dù không tìm được ai cùng chí hướng. Sau khi học thành tài ông lại kiên quyết không chịu ra làm quan mà dành trọn tâm sức cho dịch thuật, trước tác và giáo dục. Tư duy và các hành động tiên phong của ông đã có ảnh hưởng lớn lao tới các trí thức, người dân Nhật Bản đương thời, có tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của chính phủ.
Tinh thần, tư duy độc lập nói trên của ông thấm đẫm trong các tác phẩm nổi tiếng như “Khuyến học”, “Sự độc lập của học thuật”, “Khái lược văn minh luận”….
Cuộc đời ông, từ hoạt động học thuật, xã hội cho tới đời sống riêng tư đều là sự thực hành và chứng minh tinh thần ấy.
(Nguồn: Nguyễn Quốc Vương)
FUKUZAWA YUKICHI – AN EARLY INDEPENDENT SPIRIT Fukuzawa Yukichi (1835-1901) was a famous Japanese educator, thinker, and journalist. His life is closely tied to the great transformation of the Japanese nation from a closed feudal country to a modern nation on par with Western powers. His achievements during his lifetime and his legacy for the Japanese people after his death were immense. The first Vietnamese people who knew about him were probably patriotic scholars such as Phan Boi Chau, Phan Chau Trinh, and Luong Van Can in the early 20th century. After Japan’s victory over the Qing Dynasty (1894-1895), especially after the Russo-Japanese War (1904-1905), the interest of Vietnamese intellectuals in Japan was very strong. Unfortunately, Vietnamese people did not study Japanese language to read and learn directly from their books. It was not until the end of the 20th century and the beginning of the 21st century that the works of Fukuzawa Yukichi, one of the typical figures of the Meiji period in Japan, were translated into Vietnamese and widely spread. These works include “Encouragement of Learning”, “An Outline of a Theory of Civilization“, and “The Autobiography of Yukichi Fukuzawa”. Through these works, Vietnamese people could somewhat understand his personality. In this article, I will outline Fukuzawa Yukichi’s personality based on his own writings in “The Autobiography of Yukichi Fukuzawa” (Omega+, translated by Pham Thu Giang, 2018). If we consider his family background, Fukuzawa Yukichi was an unlucky child. Both his parents came from a samurai family but they were not rich and their social status was not high. He admitted that his father was just slightly above a “common soldier” because he sometimes met with lords at certain ceremonies. His parents had five children. When he was two years old, his father died, so he grew up as an orphan with only his mother’s care. He experienced many difficulties, but he had an independent spirit from a young age, thanks to his mother’s education and discipline. His independent spirit and educational habits made him different from all other children in his extended family and neighborhood as he admitted, “We have many siblings on both the paternal and maternal sides, at least several dozen. Furthermore, neighboring children were not lacking either. Nevertheless, we were not able to get along with anyone.” His strong character and independent spirit also made him skeptical of superstitions from an early age. When he was 12 or 13 years old, he saw his elder brother showing respect beyond measure for the lord, even not daring to step on a piece of paper with the lord’s name on it. He secretly objected to this and thought, “This is really foolish! Stepping on a piece of paper with the lord’s name is not the same as stepping on his head.” He went further and thought, “If stepping on a piece of rough draft paper with the lord’s name on it is bad, how about stepping on a piece of paper with a deity’s name?” This reasoning led him to do a daring act of taking a piece of paper with a deity’s name to the toilet to wipe his buttocks! He did it secretly and nothing happened. He later concluded that his brother was just doing foolish things. His independent and rational thinking later led him to academic pursuits and active social involvement. He chose a different path from his family by not becoming a samurai but escaping from his village to learn Dutch. When he found that Dutch was no longer used, he resolutely switched to learning English, even though he did not find anyone who shared his interest. After becoming a successful scholar, he still refused to become an official and instead devoted his full energy to translation, writing, and education. His pioneering thinking and actions had a great influence on contemporary Japanese intellectuals and people, and had a strong impact on the government’s policies. His independent thinking and spirit permeate his famous works such as “Encouragement of Learning”, “The Autonomy of Academic Pursuits”, “An Outline of a Theory of Civilization”, etc. His life, from academic pursuits and social activities to private life, was a demonstration of that spirit.
Về tác phẩm “Khuyến học”
Đây là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất với người dân Nhật Bản.
Trong cuốn sách này, Fukuzawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị.
Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong “Khuyến học” có lẽ không còn là điều mới mẻ gây chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bạn ở thời Minh Trị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hoá.
“Khuyến học”, tác phẩm ra đời hơn 150 năm trước của nhà tư tưởng nổi tiếng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi tinh thần khuyến học – chính tinh thần này đã giúp nước Nhật vươn lên mạnh mẽ từ thời Minh Trị và giờ đây, trở thành một trong những quốc gia phát triển trên thế giới.
Nhân dịp cuốn kim chỉ nam của người Nhật được xuất bản lần này, O+ muốn giới thiệu tới độc giả về giá trị và tinh thần “Khyến học”, yếu tố duy nhất giúp con người ta phát triển và trở nên khác biệt. Đó cũng là tư tưởng rất cần thiết đối với những thế hệ công dân Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày nay.
Đặc biệt, hướng tới kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21.04, Tọa đàm còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
– Thời gian: 8h30h – 11h, 19/04/2023
– Địa điểm: Phòng Hội đồng, Nhà A, Đại học Văn hóa Hà Nội, 418 Đê La Thành, Đống Đa, HN
Diễn giả:
1. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
2. TS. Mai Anh Tuấn, Giảng viên Khoa Viết văn, Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
3. NCS. Nguyễn Thị Ngọc Lâm, Giảng viên Khoa Xuất bản, Phát hành – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Sự kiện vào cửa miễn phí, độc giả đăng ký tại: https://forms.gle/JFL1QqvwevxvmLVFA