Đánh giá về Luật pháp: Giới hạn quyền tự quyết của con người?

Cuốn sách “Về Pháp quyền” của tác giả Tom Bingham không chỉ là cuốn sách về pháp lý mà còn giống một cuốn sách lịch sử của pháp quyền và các đối tượng vận hành pháp quyền ở các nước phương Tây. Cuốn sách dẫn ra các nguyên tắc hình thành trong suốt quá trình phát triển Pháp quyền bằng những sự kiện cụ thể. Tác giả cũng phân tích kỹ vai trò của Pháp quyền ở các trường hợp cụ thể và đưa ra những thông điệp giá trị. Tuy nhiên, cuốn sách này không phù hợp cho mọi người đọc, chỉ dành cho những người quan tâm đến lĩnh vực pháp lý.
Bài đăng: bởi Trần Đăng Khoa với 3 lượt thích và 0 lượt Share > link https://facebook.com/100002999632108
#review
VỀ PHÁP QUYỀN
“Ngay khi con người quyết định rằng họ được phép dùng mọi phương tiện để chống lại một cái ác, thì họ không còn phân biệt được cái thiện với cái ác mà họ muốn diệt trừ nữa.”
Trước khi đọc, Khoa nghĩ đây là cuốn sách thuần túy dành cho nhân sự ngày Luật nhưng khi đọc được một phần Khoa đã quyết định tận hưởng hết cuốn sách này. Đây không phải là một cuốn sách khô khan về pháp luật mà giống một cuốn sách lịch sử của pháp quyền và các đối tượng vận hành pháp quyền ở các nước phương Tây hơn.
Phần đầu của cuốn sách có lẽ các độc giả đến từ chuyên ngành Luật sẽ cảm thấy thích thú và thấm hơn khi đi qua các giai đoạn lịch sử trong việc hình thành Pháp quyền. Từ Magna Carta 1215 đến trát bảo thân, đến việc bãi bỏ tra tấn vào cuối thế kỷ 17 và bước ngoặt cho sự chín muồi của Pháp quyền theo quan điểm của tác giả là khi tranh cãi “nhà vua trên luật pháp hay luật pháp trên nhà vua” được đẩy lên đỉnh điểm với sự hình thành Thỉnh nguyện thư về quyền 1628.
Tuy nhiên, nửa sau cuốn sau lại là phần thật sự cuốn hút Khoa khi tác giả Tom Bingham dẫn ra các nguyên tắc hình thành trong suốt quá trình phát triển Pháp quyền bằng những sự kiện cụ thể. Bạn đọc sẽ phần nào hiểu được cách vận hành của các tòa án, các bồi thẩm đoàn và những khe hở của pháp quyền của các nước phát triển.
Điểm hay nhất của cuốn sách đối với Khoa là việc tác giả phân tích khá kỹ từng mặt trái phải trong vai trò của Pháp quyền ở 3 trường hợp cụ thể: Chiến tranh Iraq 2003, Sự tương đồng và khác nhau của phản ứng chống chủ nghĩa khủng bố giữa Mỹ và Anh, Mối quan hệ cộng hưởng giữa luật quốc gia và luật quốc tế và những mâu thuẫn của chúng. (Phần này rất hay, Khoa vừa đọc vừa google thêm thấy rất thú vị)
Tóm lại, Khoa vẫn đồng ý đây là cuốn sách tương đối kén bạn đọc nhưng nó vẫn có khá nhiều kiến thức cũng như thông điệp giá trị cho các độc giả ngoài ngành. (như Khoa 😃 )



ABOUT RULE OF LAW
“When humans decide that they are allowed to use any means to fight evil, they no longer distinguish between good and evil that they want to eliminate.”
Before reading, Khoa thought this was a book purely for legal professionals but as he read, he decided to enjoy this book to the fullest. This is not a dry book about the law, but rather a book about the history of rule of law and the entities that operate the rule of law in Western countries.
The first part of the book may be more appealing and absorbing to readers from the Legal field as they pass through the historical stages of the formation of the rule of law. From the Magna Carta of 1215 to the Habeas Corpus, to the abolition of torture in the late 17th century and the turning point of the maturity of the rule of law according to the author’s perspective when the controversy of “king above law or law above king” was pushed to its climax with the formation of the Petition of Right in 1628.
However, the latter half of the book is what really attracted Khoa, as the author Tom Bingham lists the principles formed throughout the development of rule of law through specific events. Readers will partly understand how courts, juries, and the “loopholes” of the rule of law operate in developed countries.
The best point of the book for Khoa is that the author analyzes quite thoroughly each pro and con aspect in the role of rule of law in three specific cases: the 2003 Iraq war, the similarities and differences in counter-terrorism responses between the US and the UK, and the relationship between national law and international law and their contradictions. (This part is very interesting, Khoa was reading and googling at the same time.)
In conclusion, Khoa still agrees that this is a relatively demanding book for readers, but it still has quite a lot of knowledge as well as valuable messages for non-professional readers. (Like Khoa 😃)

Related Articles

One Comment

  1. Những trích dẫn hay đối với Khoa:
    – “ khái niệm Thiện lành “ai cũng hướng về nó, nhưng mỗi người lại có những niềm tin trái ngược về việc bản chất của nó là gì”
    – “Công bằng không phải là một khái niệm tĩnh mà luôn biến đổi”
    – “Ngay khi con người quyết định rằng họ được phép dùng mọi phương tiện để chống lại một cái ác, thì họ không còn phân biệt được cái thiện với cái ác mà họ muốn diệt trừ nữa.”
    – “Sẽ không còn chỗ cho luật rừng trong một khu rừng lớn”
    – “Câu trả lời duy nhất cho bài toán về sự bất tử nhưng bất tài của các quốc gia là sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia đó tới các mục tiêu ngoài tầm với của bất kỳ ai trong số họ”
    – “Sự thay thế mô hình tội phạm dựa trên công lý bằng mô hình an ninh dựa trên nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ là di sản tai hại nhất của cuộc chiến chống khủng bố”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *