Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày hội truyền thống thông thường của người Việt, mà đây ngày đặc biệt quan trọng, là Quốc giỗ của dân tộc. Thông qua ngày này, chúng ta có cơ hội tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các đời vua Hùng.
Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, người dân cả nước dù có điều kiện tham dự trực tiếp hay không cũng đều háo hứng hướng về Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ – nơi sẽ diễn ra các nghi lễ truyền thống của ngày Giỗ Tổ.
Theo lịch thì năm nay, ngày 10/3 âm lịch sẽ vào ngày chủ nhật, 10/4 Dương lịch. Như vậy là người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ bù vào thứ 2, cũng tức ngày 11/4, vì theo Luật Lao động, Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ.
Những ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Dân tộc ta vốn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chính là dịp trọng đại để người dân khắp đất nước thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn tổ tiên.
Ngày Giỗ Tổ còn có ý nghĩa nhắc nhở các thể hệ người dân Việt Nam cần nhớ tinh thần đoàn kết yêu nước, chung sức chung lòng vì mục tiêu đưa đất nước Việt Nam vươn tầm năm châu bốn biển, tiếp nối ý chí của tổ tiên cha ông đã góp công xây dựng đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử
Dấu ấn về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương qua các giai đoạn lịch sử:
Theo sử sách từ thời Vua Lê Thánh Tông có ghi chép lại về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (tức thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh tổ xưa… Phụng ban hương Trung Nghĩa làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”. (Sách Ngọc phả Hùng Vương)
Đến đời vua Minh Mạng năm 1823, bài vị các Vua Hùng được rước vào miếu Lịch đại đế vương. Sau đó vua Minh Mạng cho cấp sắc để thờ phụng tại đền Hùng. Nhà vua cũng quy định chặt chẽ và chi tiết về các nghi thức khi tổ chức giỗ tổ.
Năm 1917, triều vua Khải Định, công văn ghi ngày 25/7 được chính thức gửi từ Bộ Lễ, đã yêu cầu quan hàng tỉnh Phú Thọ cử hành “ Quốc tế” hàng năm vào ngày 10/3 ấm lịch. Điều này có nghĩa là các quan phải thay mặt triều đình Huế mặc phẩm phục lên đền Hùng cúng tế.
UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể. Trước đó thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1)